“Khuyến học” của FUKUZAWA Yukichi – Dẫn lối văn minh

Cả ngàn năm qua, chính phủ nắm trong tay mọi quyền hành trên đất nước… Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Đất nước ta giống như tài sản riêng của chính phủ, còn nhân dân chẳng khác nào như những người ăn nhờ ở đậu vậy… Và thế thì quốc gia cũng chỉ như cái nhà trọ, để người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi… (Fukuzawa Yukichi (1835-1901), sách Khuyến học 1872-1876)

… trường học là trường học của chính phủ, quân đội là quân đội của chính phủ. Đường sắt, bưu điện, điện tín, công trình kiến trúc bằng đá, cầu cống bằng sắt thép cũng như vậy. Tất cả đều là của chính phủ.

Người dân suy nghĩ về những việc trên như thế nào? Và dân chúng nói với nhau ra sao? Họ bảo rằng: “Chính phủ hiện nay vừa có sức mạnh vừa có đầu óc, nên chẳng ai có thể đọ nổi. Chính phủ ở trên cao trị quốc, mọi thứ đã có chính phủ lo nghĩ và làm cho rồi. Còn chúng ta là loại dân đen ở dưới, cứ có cái ăn để sống là được. Việc nước là chuyện đại sự, là việc của “các quan trên”, chứ đâu phải là việc của lũ dân đen mình là lo”.

Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là cuốn Khuyến học, được ông viết trong thời gian 1872-1876. Đây không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông, nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Và kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko đã tái bản đến 76 lần.

 

Bấm tên bài để đọc bài viết đầy đủ và xem trực tuyến!

Tải về:

http://www.mediafire.com/?mdeaxq5wnx67i9q

=================

Hàng loạt báo đã giới thiệu tác phẩm này….

Ở hạng mục “Lẽ sống”, cuốn sách dịch được trao giải là “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi, do Phạm Hữu Lợi dịch. Tác giả nhấn mạnh: Nước Nhật đã tìm ra lời giải thực học mới có thể thành công trong việc chấn hưng đất nước thông qua cuốn sách nổi tiếng kinh điển này, hy vọng cuốn sách có thể giúp cho nền giáo dục VN trong tương lai.
Nguồn: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Giai-thuong-Sach-hay-2011-5-mang-sach-de-trong/57661

Mười một tác phẩm thuộc bảy lĩnh vực: lẽ sống, giáo dục, nghiên cứu, kinh tế, quản trị, văn học thiếu nhi, văn học – tiểu thuyết vừa được tôn vinh tại giải Sách hay 2011 vào sáng qua (8.9) tại khách sạn Kim Đô, TP.HCM. Kết quả giải thưởng Sách Hay 2011:- Sách lẽ sống: sách viết: không có; sách dịch: Khuyến học (Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Trẻ, 2004, Nhã Nam & NXB Tri Thức, 2008).
Nguồn: http://sgtt.vn/Van-hoa/152690/Giai-thuong-Sach-Hay-2011-Thong-diep-co-tinh-khuynh-huong.html

An ninh thủ đô: 11 cuốn sách thuộc 7 lĩnh vực nghiên cứu, kinh tế, quản trị kinh doanh, văn học, thiếu nhi đã được trao giải Sách hay 2011.Đây là giải thưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Dự án Văn hóa-Giáo dục Sách hay và trường Doanh nhân PACE tổ chức. Các cuốn sách đoạt giải thuộc thể loại sách viết và sách dịch bao gồm: “Khuyến học” của dịch giả Phạm Hữu Lợi; “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý” của tác giả Dương Thiệu Tống; “Dân chủ và Giáo dục”, dịch giả Phạm Anh Tuấn; “Nền dân trị Mỹ” của dịch giả Phạm Toàn; “Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989”, tác giả Đặng Phong; “Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung. Có 4 đại diện ở thể loại văn học nhận giải thưởng này gồm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” – Nguyễn Ngọc Thuần, “Hoàng Tử bé” – dịch giả Bùi Giáng, “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh “Nghệ nhân Margarita” – dịch giả Đoàn Tử Huyến.Giải thưởng Sách hay được sáng lập nhằm góp phần tìm kiếm, chọn lọc những cuốn sách có giá trị của Việt Nam và thế giới và phổ biến những tác phẩm trên rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần khuấy động phong trào đọc sách, kéo công chúng đến với sách nhiều hơn và gợi mở xu hướng đọc sách, viết sách, làm sách tiến bộ. http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Dua-sach-hay-den-gan-ban-doc/413877.antd

Ngoài ra, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Yukichi, đặc biệt qua cuốn Khuyến học

.v.v.v

Tác giả Trần Thị Hạnh có đăng một bài khá sâu sắc trên tạp chí KH của ĐHQGHN, ai quan tâm có thể tham khảo: Tckh,vnu, tap 27, so 1,2011 tranthihanhtriethoc@gmail.com

 Nghe trực tuyến (sưu tầm): FUKUYUKI tự truyện

Tải về :  

http://www.mediafire.com/?mdeaxq5wnx67i9q

Đọc nguyên văn bài viết

Ba vấn đề cốt lõi khi sửa Hiến pháp (Cựu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam – Nguyễn Văn An)

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hi vọng lần sửa đổi Hiến pháp này sẽ bàn kĩ 3 vấn đề cốt lõi: Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.

  1. Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước; 
  2. Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn; 
  3. Phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước cần được cân bằng hơn để phòng ngừa lạm quyền và thoái hóa quyền lực.

Đọc nguyên văn bài viết

Nhu liệu dạy học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam & Justice – Công lý (ĐH Harvard)

“VUI NHƯ HỌC & ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” đã biên soạn, phát triển và sưu tập các nhu liệu liên quan tới việc giảng dạy, học tập, vận dụngcác nội dung trong học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt NamBộ nhu liệu này đã cập nhật Đại hội Đảng XI. Nhu liệu gồm có: Bài giảng điện tử, Giáo trình kết hợp, Sổ tay học phần, bài giảng trình chiếu, sổ ghi chép in kèm bài giảng, Hỏi – đáp môn đường lối… và nhiều tiện ích hữu ích hiệu quả khác cho việc giảng dạy, học tập, ôn tập, thi cử môn học này. Học tập giảng dạy với thời gian ít nhất, tốc độ nhanh nhất nhưng hiệu quả cao nhất là tiêu chí để sản phẩm này ra đời!

Đọc nguyên văn bài viết

25 đề thi tham khảo, Giáo trình Bộ GDDT và Tài liệu hỏi đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (ĐHQGHN -VNU)

  

25 đề thi tham khảo môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (ĐHQGHN -VNU)
Tài liệu hỏi đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (ĐHQGHN -VNU)

Đọc nguyên văn bài viết

CÔNG LÝ : VIỆC ĐÚNG NÊN LÀM (Justice : What’s the Right things to do) – the Most Popular Course

CÔNG LÝ là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.

Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.

“Michael Sandel – có lẽ là giáo sư đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ – đã mang lại “sự minh bạch về đạo đức cho sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt, với tư cách là công dân trong xã hội dân chủ”. Ông đã chỉ ra rằng sự chia rẽ chính trị không phải giữa cánh tả với cánh hữu mà giữa những người nhận ra không có gì quý hơn quyền cá nhân và lựa chọn cá nhân với những người tin vào một nền chính trị phục vụ lợi ích số đông”. (Bưu điện Washington).

“Quyết liệt, dễ hiểu, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn sách làm thay đổi người đọc”. (Publisher Weekly) 

Đọc nguyên văn bài viết

Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập – Studygs.net

   

Vài năm trước, tôi tình cờ đọc được Học tập cũng cần chiến lược (Study Guides and Strategies-SGS) trên trang web http://www.studygs.net, tác giả là Joe Landsberger ‒ lúc đó là chuyên viên thiết kế chương trình giảng dạy và tư vấn giáo dục thuộc trường Đại học St. Thomas, Mỹ. Tôi thật sự ấn tượng trước sự đơn giản, phạm vi ứng dụng, tính hiệu quả và khả năng tiếp cận đa ngữ của chương trình này và thường giới thiệu Học tập cũng cần chiến lược cho các sinh viên của mình.
“Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập là một trang web giáo dục được lập ra và duy trì bởi Joe Landsberger . Những lời khuyên trong cẩm nang này được các học sinh sinh viên trên nước Mỹ và thế giới sử dụng rộng rãi. Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh).
Hàng triệu người trên thế giới đã sử dụng và công nhận hiệu quả của Học tập cũng cần chiến lược. Đó là thành quả của niềm đam mê không vụ lợi, là sản phẩm mang tính cộng đồng cao và thể hiện tầm nhìn chiến lược nhằm kết nối mọi người trên thế giới có chung mục đích và khát vọng giúp đỡ học sinh, sinh viên thành công trên con đường học tập.

Đọc nguyên văn bài viết

Trao đổi về việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Thực hiện việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày 18-9-2008, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ra quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo quyết định này, chương trình lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chi Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đọc nguyên văn bài viết

Đổi mới nội dung chương trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng

(TCTG)- Kết cấu ba môn học sẽ được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên là: “Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Đọc nguyên văn bài viết

Bài báo đăng tạp chí chủ đề “giảng dạy lý luận chính trị”

Các bài báo có nói đến vấn đề “giảng dạy lý luân chính trị”. Bạn nào cần bài nào để đọc cho biết thì email cho GvLLCT theo địa chỉ trên trang nhé! Chúc vui