“Khuyến học” của FUKUZAWA Yukichi – Dẫn lối văn minh

Cả ngàn năm qua, chính phủ nắm trong tay mọi quyền hành trên đất nước… Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Đất nước ta giống như tài sản riêng của chính phủ, còn nhân dân chẳng khác nào như những người ăn nhờ ở đậu vậy… Và thế thì quốc gia cũng chỉ như cái nhà trọ, để người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi… (Fukuzawa Yukichi (1835-1901), sách Khuyến học 1872-1876)

… trường học là trường học của chính phủ, quân đội là quân đội của chính phủ. Đường sắt, bưu điện, điện tín, công trình kiến trúc bằng đá, cầu cống bằng sắt thép cũng như vậy. Tất cả đều là của chính phủ.

Người dân suy nghĩ về những việc trên như thế nào? Và dân chúng nói với nhau ra sao? Họ bảo rằng: “Chính phủ hiện nay vừa có sức mạnh vừa có đầu óc, nên chẳng ai có thể đọ nổi. Chính phủ ở trên cao trị quốc, mọi thứ đã có chính phủ lo nghĩ và làm cho rồi. Còn chúng ta là loại dân đen ở dưới, cứ có cái ăn để sống là được. Việc nước là chuyện đại sự, là việc của “các quan trên”, chứ đâu phải là việc của lũ dân đen mình là lo”.

Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là cuốn Khuyến học, được ông viết trong thời gian 1872-1876. Đây không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông, nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Và kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko đã tái bản đến 76 lần.

 

Bấm tên bài để đọc bài viết đầy đủ và xem trực tuyến!

Tải về:

http://www.mediafire.com/?mdeaxq5wnx67i9q

=================

Hàng loạt báo đã giới thiệu tác phẩm này….

Ở hạng mục “Lẽ sống”, cuốn sách dịch được trao giải là “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi, do Phạm Hữu Lợi dịch. Tác giả nhấn mạnh: Nước Nhật đã tìm ra lời giải thực học mới có thể thành công trong việc chấn hưng đất nước thông qua cuốn sách nổi tiếng kinh điển này, hy vọng cuốn sách có thể giúp cho nền giáo dục VN trong tương lai.
Nguồn: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Giai-thuong-Sach-hay-2011-5-mang-sach-de-trong/57661

Mười một tác phẩm thuộc bảy lĩnh vực: lẽ sống, giáo dục, nghiên cứu, kinh tế, quản trị, văn học thiếu nhi, văn học – tiểu thuyết vừa được tôn vinh tại giải Sách hay 2011 vào sáng qua (8.9) tại khách sạn Kim Đô, TP.HCM. Kết quả giải thưởng Sách Hay 2011:- Sách lẽ sống: sách viết: không có; sách dịch: Khuyến học (Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Trẻ, 2004, Nhã Nam & NXB Tri Thức, 2008).
Nguồn: http://sgtt.vn/Van-hoa/152690/Giai-thuong-Sach-Hay-2011-Thong-diep-co-tinh-khuynh-huong.html

An ninh thủ đô: 11 cuốn sách thuộc 7 lĩnh vực nghiên cứu, kinh tế, quản trị kinh doanh, văn học, thiếu nhi đã được trao giải Sách hay 2011.Đây là giải thưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Dự án Văn hóa-Giáo dục Sách hay và trường Doanh nhân PACE tổ chức. Các cuốn sách đoạt giải thuộc thể loại sách viết và sách dịch bao gồm: “Khuyến học” của dịch giả Phạm Hữu Lợi; “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý” của tác giả Dương Thiệu Tống; “Dân chủ và Giáo dục”, dịch giả Phạm Anh Tuấn; “Nền dân trị Mỹ” của dịch giả Phạm Toàn; “Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989”, tác giả Đặng Phong; “Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung. Có 4 đại diện ở thể loại văn học nhận giải thưởng này gồm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” – Nguyễn Ngọc Thuần, “Hoàng Tử bé” – dịch giả Bùi Giáng, “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh “Nghệ nhân Margarita” – dịch giả Đoàn Tử Huyến.Giải thưởng Sách hay được sáng lập nhằm góp phần tìm kiếm, chọn lọc những cuốn sách có giá trị của Việt Nam và thế giới và phổ biến những tác phẩm trên rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần khuấy động phong trào đọc sách, kéo công chúng đến với sách nhiều hơn và gợi mở xu hướng đọc sách, viết sách, làm sách tiến bộ. http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Dua-sach-hay-den-gan-ban-doc/413877.antd

Ngoài ra, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Yukichi, đặc biệt qua cuốn Khuyến học

.v.v.v

Tác giả Trần Thị Hạnh có đăng một bài khá sâu sắc trên tạp chí KH của ĐHQGHN, ai quan tâm có thể tham khảo: Tckh,vnu, tap 27, so 1,2011 tranthihanhtriethoc@gmail.com

 Nghe trực tuyến (sưu tầm): FUKUYUKI tự truyện

Tải về :  

http://www.mediafire.com/?mdeaxq5wnx67i9q

Đọc nguyên văn bài viết